Long nhãn là gì, cách ăn long nhãn
Long nhãn là gì ? Ăn long nhãn như thế nào? Long nhãn có tác dụng gì mà nhiều người mua. Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thật rõ về loại quả này.
Long nhãn là gì?
Quả nhãn là loại trái cây không còn xa lạ với mỗi người.Tuy nhiêu long nhãn lại là một thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều người. Long nhãn chính là phần cùi nhãn ( thịt nhãn) sau khi đã được tách bỏ vỏ và hạt. Khi nói đến long nhãn thì không thể quên món quà quê long nhãn sấy khô. Long nhãn sấy khô là phần cùi long nhãn được làm khô bằng phương pháp sấy nhiệt hoặc điện. Với món long nhãn sấy khô, quanh năm ai cũng có thể được thưởng thức hương vị của nhãn. Long nhãn sấy khô có thể bảo quản lên tới 18 tháng.
Nhãn sấy khô nguyên vỏ
Nhãn sấy khô nguyên vỏ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhãn quả sấy khô vẫn đảm bảo được các giá trị dinh dưỡng của quả nhãn tươi. Những ngày trời mưa ngồi bóc từng quả nhãn sấy khô nhâm nhi thì không còn gì ngon bằng. Những trái nhãn lồng to quả, dày cùi sẽ được lựa chọn để sấy. Mỗi dịp Tết đến, người ta quí nhau thường biếu những gói nhãn sấy cả quả, dung dị mà đầm ấm.
Tâm sen – Bài thuốc an thần trị mất ngủ, thanh nhiệt giải độc
Từ rất lâu, cây sen được coi là linh hồn của đất nước và con người Việt Nam. Hoa sen là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ, vẻ hoàn mỹ của tinh thần. Ngó sen, củ sen, hạt sen là nguồn thực phẩm ngon, độc, lạ. Thân sen là nguyên liệu của ngành dệt. Và một trong những bộ phận hết sức quí của sen không thể bỏ qua đó là tâm sen.
Tâm sen (liên tử tâm, tim sen) là mầm xanh ở chính giữa hạt sen. Thoạt nhìn thấy tâm sen là một bộ phận rất nhỏ của sen những nó lại có tác dụng đối lập hoàn toàn. Đây là một vị thuốc đông y quí được sử dụng trong các bài thuốc an thần, thanh nhiệt.
Tâm sen có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hạ hỏa. Ngoài ra còn chứa asparagine, nuciferrin, liensinin, nelumbin. Đây là những hợp chất có tác dụng an thần, ổn định giấc ngủ. Ngoài ra dịch tiết từ tâm còn có tác dụng cường tim
Mận Tam Hoa – Bắc Hà
Mận tam hoa là niềm tự hào của người dân vùng núi Bắc Hà, Lào Cai. Trước khi đậu quả, những cây mận nở hoa trắng ngần khắp các bản làng tạo nên cảnh đẹp rất thơ mộng. Vì thế nơi này mới mệnh danh “cao nguyên trắng” của vùng núi phía Bắc mỗi khi mùa xuân về. Quả này còn có tên gọi khác trong miền Nam là mận Bắc. Mận tam hoa được trồng trên sườn đồi, mọc kín những đồng bằng nhỏ kẹp giữa núi và cả trong vườn nhà. Ở đây, hầu như gia đình nào cũng trồng mận quanh nhà. Tới Bắc Hà vào mùa mận, bạn có thể với tay hái những quả mận chín và to nhất, đưa lên miệng và cảm nhận hương vị chua nhẹ mà ngọt dịu của nó. Quả mận tam hoa Bắc Hà khi chín có màu hồng tím, vỏ dày dễ vận chuyển xa, ăn giòn, ngọt hơn mận hậu vùng núi Tây Bắc vỏ xanh hoặc mận đỏ Tả Van, Sa Pa.
Mận tam hoa – Đặc sản vùng núi Bắc Hà, Lào Cai
Vào mùa thu hoạch mận, có khá đông ôtô tải từ các tỉnh và thành phố miền xuôi lên thu mua.
Chiều chiều trên những vườn mận đang chín ở Tả Chải, Bản Phố, Na Hối, Lầu Thí Ngài… Bà con giúp nhau hái quả, lựa chọn quả, đóng hộp và cân hàng giao cho chủ xe. Các thương lái vận chuyển mận đi tiêu thụ ở các tỉnh phía xuôi và tỉnh lân cận.
Tuy cũng thăng trầm như bao cây trồng khác nhưng chắc chắn rằng cây mận Tam hoa sẽ tiếp tục được đồng bào các dân tộc trên địa bàn lưu giữ, chăm sóc và phát triển, như một loại trái cây đặc sản. Và là một nét văn hóa của vùng đất cao nguyên Bắc Hà quanh năm dịu mát.
Mận đỏ Tả Van – Sapa
Trong mùa hè, xen cùng màu hồng ửng như má thiếu nữ của đào, khắp Sapa còn đỏ rực trong sắc mận Tả Van. Những vườn quả lúc lỉu mận chín có sắc đỏ tuyệt đẹp, ngon nổi tiếng chính là đặc sản của vùng Tả Van, Sapa. Những trái mận đỏ chín mọng trông vô cùng quyến rũ và ngon mắt. Những trái mận này được bao phủ bên ngoài bởi lớp phấn trắng mỏng, vô cùng quyến rũ và ngon mắt.
Nếu có dịp, bạn nên vào tận vườn, tự tay chọn những quả mận to, đỏ thẫm, lau qua lớp phấn vào vạt áo rồi cắn một miếng thật to để nghe vị chua, ngọt và hương thơm của núi rừng tan trong miệng. Mận đỏ Tả Van cũng có thể ngâm rượu. Chỉ cần mua mận về ngâm trong bình đục màu (để tránh ánh sáng) với đường cát trắng theo phân lượng: một phần quả, nửa phần đường là đã có ngay một bình rượu mận với vị chua chát dễ chịu.
Đào Bích Nhị, Sa Pa
Từ tháng 4 tới tháng 7, khắp các khu rừng Tây Bắc tràn ngập trong màu hồng phớt của những trái đào ngon ngọt, kết tinh từ hương vị của đất trời. Đặc biệt ở Sa Pa có giống đào Bích Nhị, tuy khá nhỏ nhưng có vị thơm giòn, hơi chua, vỏ ngoài lông tơ mượt như nhung rất đáng để thưởng thức.
Những trái đào thơm ngon. |
Quả Thanh Mai – Lào Cai
Quả thanh mai hay còn gọi là quả dâu rừng, được trồng nhiều ở Lào Cai và Quảng Ninh. Từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 là mùa thanh mai. Vì mọc trên rừng nên lượng quả thanh mai mỗi mùa không nhiều. Do có vị chua nhẹ nên thanh mai thường được ngâm với đường, mật ong để làm nước uống giải nhiệt mùa hè, làm siro trị ho. Ngoài ra, thanh mai cũng có thể rửa sạch ăn ngay.
Trái thanh mai có thể ăn ngay hay ngâm với nước đường làm nước giải khát mùa hè.
Bưởi năm roi
Bưởi Năm Roi là một giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ (nhất là Vĩnh Long). Mỗi năm, giống bưởi này cho thu hoạch hai lần vào tháng Tám và tháng Chạp âm lịch.
Nguồn gốc, đặc điểm bưởi Năm Roi
Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi (1918 – 1990) người làng Mái Dầm nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang) tìm thấy.[1] Sinh thời, ông Bưởi làm nghề buôn bán trên sông. Một tối ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu (vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một trái cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng. Xé ra nếm thử thấy vị ngon, mọng nước ông Bưởi rất thích. Ông lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ Mái Dầm) để trồng.